Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng điện năng tại Việt Nam sẽ được cung cấp trong bài cho các bạn đọc.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng điện năng
Chất lượng điện năng là một khái niệm vô cùng rộng dãi, là tất cả những vấn đề liên quan đến điện áp, dòng điện mà có thể gây ảnh hưởng đến các thiết bị sử dụng điện.
<<<Tham Khảo>>> Một số máy phân tích chất lượng điện: https://sti.com.vn/may-phan-tich-chat-luong-dien-nang/
Những ảnh hưởng của chất lượng điện năng:
- Chất lượng điện áp ngày càng ảnh hưởng lớn đến các thiết bị hiện đại với độ nhạy cảm cao.
- Trong các ngành sản xuất thiết bị chất lượng điện năng là mối quan tâm hàng đầu, chỉ với sụt điện áp trong thời gian ngắn có thể làm hỏng hàng loạt các thiết bị bán dẫn.
- Các công ty điện lực ngày càng quan tâm đến chất lượng điện năng, do nhu cầu được cung cấp điện năng có chất lượng tốt nhất của khách hàng.
- Chất lượng điện năng cũng là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thiết bị cũng như tuổi thọ của nó.
- Các nhà sản xuất thiết bị cũng đưa thêm nhiều tính năng mới vào thiết bị để có thể chịu đựng được ảnh hường của chất lượng điện năng kém gây ra.
Các tiêu chuẩn pháp lý chất lượng điện năng.
Tiêu chuẩn IEEE 519-1992 về sóng hài dòng & áp.
Thông tư 39 của bộ công thương
Ngày 18/11/2015 Bộ Công Thương đã ban hành văn bản thông tư 39 thay cho thông tư về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng điện năng ở Việt Nam.
Tần số:
Tần số định danh của hệ thống mạng lưới điện quốc gia là 50 Hz:
- Trong điều kiện bình thường, phạm vi dao động cho phép là ±2%.
- Trong điều kiện hệ thống chưa ổn định, dao động cho phép là ±5% so với tần số định danh
Điện áp
- Các cấp điện áp định danh bao gồm: 110 kV, 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV và 0,4 kV.
- Điện áp dao động so với điện áp định danh trong điều kiện bình thường là:
- Với khách hàng: ± 05 %
- Với nhà máy điện: + 10% và – 05 %
- Trường hợp nhà máy điện và khách sử dụng điện đấu nối vào cùng một thanh cái trên lưới điện phân phối thì điện áp tại điểm đấu nối do Đơn vị phân phối điện quản lý vận hành lưới điện khu vực quyết định đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật vận hành lưới điện phân phối và đảm bảo chất lượng điện áp cho khách hàng sử dụng điện.
- Trong chế độ sự cố đơn lẻ, cho phép độ dao động khoảng + 05 % và – 10 % so với điện áp danh định.
- Trong trường hợp sự cố nghiêm trọng, cho phép mức dao động điện áp trong khoảng ± 10 % so với điện áp danh định.
- Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có thể thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện để yêu cầu mức điện áp cao hơn
Cân bằng pha
Trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không vượt quá 03 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 05 % điện áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
Sóng hài điện áp
Cấp điện áp | Tổng biến dạng sóng hài | Biến dạng riêng lẻ |
110 kV | 3,0 % | 1,5 % |
Trung và hạ áp | 6,5 % | 3,0 % |
Nhấp nháy điện áp:
Cấp điện áp | Mức nhấp nháy cho phép |
110 kV | Pst95% = 0,80
Plt95% = 0,60 |
Trung áp | Pst95% = 1,00
Plt95% = 0,80 |
Hạ áp | Pst95% = 1,00
Plt95% = 0,80 |
Dòng ngắn mạch
Điện áp | Dòng ngắn mạch lớn nhất (kA) | Thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ chính (ms) | Thời gian chịu đựng tối thiểu của thiết bị (s) | |
Áp dụng tới ngày 31/12/2017 | Áp dụng từ ngày 01/01/2018 | |||
Trung áp | 25 | 500 | 03 | 01 |
110 kV | 31,5 | 150 | 03 | 01 |
Chế độ nối đất
Cấp điện áp | Điểm trung tính |
110 kV | Nối đất trực tiếp. |
35 kV | Trung tính cách ly hoặc nối đất qua trở kháng. |
15 kV, 22 kV | Nối đất trực tiếp (03 pha 03 dây) hoặc nối đất lặp lại (03 pha 04 dây). |
06 kV, 10 kV | Trung tính cách ly. |
Dưới 1000 V | Nối đất trực tiếp (nối đất trung tính, nối đất lặp lại, nối đất trung tính kết hợp). |
STI Việt Nam cung cấp và phân phối nhiều dòng sản phẩm máy đo chất lượng điện năng